Nhiều người dùng thường thắc mắc: Bật điều hòa 30 độ có tốn điện không? Nên cài đặt nhiệt độ điều hòa như thế nào cho phù hợp? Cùng Sen Việt tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Cơ chế làm lạnh của điều hòa
Trước khi trả lời câu hỏi bật điều hòa 30 độ có tốn điện không, bạn cần phải hiểu được cơ chế làm lạnh cũng như cơ chế tiêu thụ điện năng của điều hòa.
Điều hòa hiện nay được chia ra làm 2 dòng là điều hòa inverter và điều hòa non-inverter với cơ chế hoạt động khác nhau.
Với dòng điều hòa không inverter, nếu bạn cài đặt điều hòa ở mức 30 độ thì tất cả các bộ phận của máy sẽ cố gắng vận hành để đưa căn phòng đạt tới mức nhiệt cài đặt. Khi nhiệt độ trong phòng đã đạt tới ngưỡng 29-30 độ C, hệ thống sẽ tự ngắt hoạt động của dàn nóng (tức là quạt và block dàn nóng ngưng chạy). Sau đó một vài giờ, do có sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài, nhiệt độ căn phòng tăng lên, máy sẽ tự động khởi động lại dàn nóng để đưa phòng trở về mức nhiệt cài đặt.
Với dòng điều hòa inverter, cơ chế làm lanh lại hoàn toàn khác. Khi phòng đã đạt tới mức nhiệt cài đặt, dàn nóng sẽ hoạt động ở chế độ duy trì chứ không tắt hẳn. Chính vì vậy, sẽ giúp người dùng duy trì bầu không khí thoải mái và tiết kiệm điện năng do không phải khởi động lại máy.
2. Bật điều hòa 30 độ có tốn điện không?
Dựa vào nguyên lý hoạt động điều hòa ở trên ta có thể thấy, dù cài đặt điều hòa ở mức nhiệt nào thì hệ thống đều tiêu thụ một lượng điện năng để khởi động máy như nhau. Tức là dù bạn có cài đặt điều hòa ở mức 26 hay 30 độ thì hệ thống đều cần 1 lượng điện năng khởi động giống nhau.
Còn việc bật điều hòa ở mức 30 độ có tốn điện hay không sẽ phụ thuộc vào mức chênh lệch nhiệt độ trong phòng so với nhiệt độ ngoài môi trường. Chẳng hạn, khi nhiệt độ ngoài trời ở mức 35 độ C, bạn cài đặt điều hòa 30 độ C thì sẽ không tiêu tốn nhiều điện năng. Vì chênh lệch nhiệt độ không lớn, máy sẽ không phải hoạt động “quá công suất” để đưa phòng đạt tới mức nhiệt cài đặt.
Còn khi nhiệt độ ngoài trời đạt ngưỡng 45 độ C vào ngày đỉnh điểm nắng nóng, bạn bật điều hòa 30 độ C mà không sử dụng thêm thiết bị làm mát hỗ trợ. Kết hợp với phòng có đông người sử dụng, như vậy sẽ khiến thiết bị “ngốn” rất nhiều điện năng.
3. Cài đặt nhiệt độ bao nhiêu là phù hợp?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, điều hòa sẽ làm mát hiệu quả khi mức nhiệt ghi nhận ở dàn nóng là dưới 48 độ C và nhiệt độ phòng từ 19 độ C trở lên. Tức là, khi nhiệt độ ngoài trời ở mức quá cao (trên 50 độ C), bạn nên sử dụng thêm thiết bị làm mát bổ trợ như quạt để giảm gánh nặng cho điều hòa. Ngược lại, khi thời tiết không quá nóng, người dùng nên sử dụng quạt làm mát sẽ tiết kiệm điện năng hơn.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo người dùng chỉ nên cài đặt mức chênh lệch giữa nhiệt độ phòng và ngoài trời từ 7-10 độ C. Ví dụ nhiệt độ ngoài trời 39 độ C nên cài đặt điều hòa ở ngưỡng 29-30 độ. Nếu cài đặt mức nhiệt thấp hơn sẽ tiêu hao nhiều điện năng và nhanh hỏng máy.
4. Mẹo sử dụng điều hòa tiết kiệm điện năng
Để sử dụng điều hòa hiệu quả, giữ độ bền cho máy và tiết kiệm điện năng, người dùng có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây:
- Không bật điều hòa 24/24
- Đặt dàn nóng tại nơi thoáng mát
- Không cài đặt nhiệt độ điều hòa quá thấp tránh ảnh hưởng sức khỏe đường hô hấp
- Lưu ý chênh lệch nhiệt độ trong phòng với bên ngoài trong ngưỡng 7-10 độ C để tránh “tá hỏa” khi nhận hóa đơn tiền điện vào cuối tháng
- Vào những ngày trời nắng nóng vừa phải (dưới 36 độ C), nên cài đặt nhiệt độ điều hòa nằm trong ngưỡng 24 -27 độ C, đảm bảo duy trì bầu không khí thoải mái mà vẫn tiết kiệm điện
- Dùng thêm quạt vào những ngày nắng nóng cao điểm để căn phòng làm mát nhanh hơn, giảm gánh nặng cho điều hòa
- Vệ sinh, bảo dưỡng máy thường xuyên 6 tháng/lần. Vào mùa hè sử dụng điều hòa thường xuyên nên tăng tần suất vệ sinh 2-3 tháng/lần để giữ máy luôn sạch sẽ, phát hiện hỏng hóc kịp thời.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để sử dụng điều hòa hiệu quả. Nếu có nhu cầu tư vấn, báo giá điều hòa; hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0941.401.118 để được đội ngũ kĩ sư trực tiếp hỗ trợ!