Điều hòa bị chập cháy: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất

Vào những ngày hè nóng nực, nhu cầu sử dụng điều hòa tăng cao. Việc thiết bị luôn ở trong trạng thái quá tải có thể dẫn tới sự cố cháy nổ nguy hiểm. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng điều hòa bị chập cháy? Người dùng cần làm gì để khắc phục? Cùng chuyên gia điều hòa Sen Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân khiến điều hòa bị chập cháy

Trước hết bạn cần xác định được nguyên nhân dẫn tới sự cố chập cháy của điều hòa, sau đó mới có thể tìm ra hướng khắc phục hiệu quả nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến máy lạnh nhà bạn bị chập cháy:

1.1 Sử dụng điều hòa quá tải

Điều hòa bị cháy do hoạt động quá tải.
Điều hòa bị cháy do hoạt động quá tải.

Vào những ngày thời tiết nắng nóng cao điểm, nhiều gia đình có thói quen cài đặt điều hòa ở nhiệt độ thấp, sử dụng điều hòa liên tục khiến cho hệ thống bị quá tải. Hệ thống phải làm việc “quá công suất” trong thời gian dài khiến cục nóng phải hoạt động liên tục, sinh ra lượng nhiệt rất lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.

điều hòa sử dụng điện năng để hoạt động nên khi có sự cố cháy nổ sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh việc các thiết bị của hệ thống điều hòa bị hư hỏng mà có thể dẫn đến chập cháy đường điện và các thiết bị sử dụng điện khác trong gia đình.

Giải pháp khắc phục trong trường hợp này: vào những ngày hoặc thời điểm thời tiết dịu mát, bạn nên tắt điều hòa để máy có thời gian nghỉ ngơi. Có thể sử dụng các loại quạt làm mát để thay thế. Hay vào buổi đêm khi nhiệt độ ngoài trời đã giảm xuống, bạn có thể cài đặt chế độ hẹn giờ để máy tự động tăng nhiệt độ, tránh tình trạng quá tải.

1.2 Nguồn điện yếu

Vào mùa hè, nhu cầu sử dụng thiết bị điện tăng cao khiến nguồn điện không đủ cung cấp cho tất cả các thiết bị. Hoặc khi lắp đặt, thợ điều hòa sử dụng dây cấp điện cho điều hòa có khả năng chịu tải yếu. Khi sử dụng sẽ không cấp đủ điện năng để máy hoạt động.

Khi gặp trường hợp điện yếu, nếu bạn vẫn duy trì bật máy thì nguy cơ cháy nổ sẽ rất cao. Ví dụ, điện áp định mức cho máy hoạt động là 220V thì nguồn điện gia đình phải nằm trong khoảng 198V-242V. Nếu điện áp thấp hơn có thể dẫn tới hiện tượng máy không khởi động được, khi chạy làm lạnh kém, không đảm bảo an toàn hoặc có thể dẫn tới sự cố cháy nổ.

Khi phát hiện nguồn điện yếu, bạn không nên bật điều hòa. Ngoài ra, gia đình cũng có thêm các thiết bị như ổn áp để bảo vệ thiết bị điện khỏi sự cố.

1.3 Điều hòa bẩn

Lưới lọc bẩn khiến điều hòa phải hoạt động nhiều hơn.
Lưới lọc bẩn khiến điều hòa phải hoạt động nhiều hơn.

Do sử dụng lâu ngày không được vệ sinh, điều hòa bị bám nhiều bụi bẩn trên tấm lọc, trên dàn lá nhô, trên cánh quạt, cảm biến…Bụi bẩn sẽ cản trở quá trình trao đổi nhiệt, khiến điều hòa phải hoạt động nhiều hơn để làm mát. Đặc biệt, lượng bụi tích tụ càng dày càng dễ dẫn đến tình trạng quá tải, gây chập điện điều hòa.

Để sử dụng điều hòa hiệu quả, an toàn, bạn cần đề ra lịch vệ sinh hệ thống thường xuyên. Các chuyên gia khuyến cáo nên vệ sinh điều hòa ít nhất 6 tháng/lần hoặc nhiều hơn dựa trên tần suất sử dụng. Vào mùa hè, nên vệ sinh máy sau 1-2 tháng sử dụng để đảm bảo bầu không khí luôn trong lành và hạn chế sự cố cháy nổ.

1.4 Đặt vật liệu dễ cháy gần cục nóng

Cục nóng điều hòa thường được treo trên tường bằng giá chuyên dụng. Nhưng hiện nay cục nóng thường được đặt ở ban công chung cư hoặc các căn hộ cao cấp…Khi hoạt động, cục nóng sẽ tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Nếu đặt các vật liệu dễ cháy gần cục nóng thì nó có thể bắt lửa bất cứ lúc nào.

Đặc biệt cục nóng cũng dễ hút các vật liệu dễ cháy như vải, nilon, nhựa, … làm cản trở quá trình tản nhiệt cũng như dẫn đến sự cố chập cháy.

Vì vậy, trong quá trình sử dụng, người dùng cần kiểm tra cục nóng thường xuyên. Loại bỏ bụi bẩn, rác, nilon…để dàn nóng hoạt động hiệu quả.

1.5 Các bộ phận điều hòa bị lỗi

Đây cũng là hậu quả của việc người dùng sử dụng điều hòa lâu ngày mà không bảo dưỡng, vệ sinh. Các bộ phận của máy có thể gặp lỗi mà người dùng không hề hay biết. Ví dụ: quạt dàn lạnh có thể bị kẹt hoặc gãy, quay rất chậm và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Lốc điều hòa bị ngắt do quá nóng hoặc tụ điện bị hỏng dẫn đến quạt và máy nén bị nhiễu điện, dễ dẫn đến chập cháy.

Cách khắc phục trong trường hợp này là bạn nên đặt lịch bảo dưỡng điều hòa thường xuyên. Khi phát hiện những dấu hiệu trên cần liên hệ ngay tới trung tâm bảo dưỡng để có hướng xử lý kịp thời.

1.6 Lỗi lắp đặt cẩu thả

Vào đầu mùa hè nóng nực, nhu cầu lắp đặt điều hòa tăng cao. Thợ lắp đặt muốn thi công nhanh, đẩy nhanh tiến độ để lắp đặt được nhiều hơn. Chính vì vậy có thể dẫn đến một số lỗi do lắp đặt cẩu thả: sử dụng dây điện kém chất lượng, dây không đúng kích cỡ tiêu chuẩn, vị trí đấu nối cẩu thả…

Sau một thời gian ngắn sử dụng sẽ phát sinh sự cố như: hư hỏng dây dẫn điện, các mối nối bị oxy hóa, bị ẩm ướt, …dễ gây hiện tượng đoản mạch hoặc phóng tia lửa điện gây chập điện.

2. Cách khắc phục điều hòa bị chập cháy hiệu quả

Điều hòa bị chập cháy là tình huống nguy hiểm, cần xử lý nhanh chóng và cẩn trọng. Tuy nhiên, việc tự ý khắc phục lại có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản nếu bạn không biết cách xử trí đúng kỹ thuật. Dưới đây là các bước khắc phục nhanh nhất tại thời điểm xảy ra sự cố:

Bước 1: Ngắt nguồn điện ngay lập tức

An toàn luôn là ưu tiên hàng đầu. Ngay khi phát hiện điều hòa bị chập cháy, bạn cần ngắt nguồn điện để tránh tình trạng cháy nổ lan rộng bằng cách:

  • Tắt cầu dao hoặc ngắt aptomat của điều hòa.
  • Nếu có mùi khét hoặc khói bốc ra, không nên cố gắng tắt điều hòa bằng remote mà phải ngắt ngay tại bảng điện tổng.

Bước 2: Sử dụng bình chữa cháy nếu có lửa

Nếu phát hiện có lửa bốc ra từ điều hòa, sử dụng bình chữa cháy loại CO2 để dập tắt lửa. Không dùng nước để dập lửa điện vì có thể gây ra nguy cơ điện giật.

Bước 3: Gọi thợ chuyên nghiệp kiểm tra và sửa chữa

Sau khi ngắt nguồn và đảm bảo an toàn, bạn cần liên hệ với đơn vị sửa chữa điện lạnh chuyên nghiệp để kiểm tra và xử lý sự cố. Tuyệt đối không tự sửa chữa nếu không có chuyên môn, vì điều này có thể khiến máy lạnh bị hỏng nghiêm trọng hơn hoặc gây nguy hiểm.

Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện

Sau khi thợ kiểm tra điều hòa, bạn cũng nên yêu cầu kiểm tra toàn bộ hệ thống điện trong nhà để xác định xem có vấn đề gì liên quan đến hệ thống điện tổng gây ra sự cố hay không.

Bước 5: Bảo dưỡng định kỳ

Để tránh tình trạng chập cháy xảy ra trong tương lai, bạn nên bảo dưỡng điều hòa định kỳ (thường 6 tháng đến 1 năm một lần). Việc bảo dưỡng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng và tránh tình trạng quá tải điện.

Ngoài ra, lời khuyên của chuyên gia điều hòa Sen Việt dành cho bạn là không nên lắp đặt điều hòa vào đúng vụ nắng nóng. Khi ấy, giá thiết bị, vật tư và công lắp đặt thường được đẩy lên cao. Những người thợ do số lượng đơn hàng lắp đặt bị quá tải nên có thể thiếu cẩn thận, dẫn đến sự cố sau này.

Một lời khuyên nữa là bạn nên chọn mua điều hòa của đơn vị phân phối uy tín để tiện cho quá trình bảo dưỡng, sửa chữa khi phát sinh sự cố.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để bình tĩnh khắc phục tình trạng điều hòa bị chập cháy. Nếu có nhu cầu tư vấn, báo giá điều hòa, liên hệ ngay hotline 0941.401.118 để được hỗ trợ!

0941.401.118