Hệ thống điều hòa trung tâm VRV/VRF nổi bật với khả năng đáp ứng nhu cầu điều hòa không khí tối ưu cho các công trình quy mô lớn như bệnh viện, trường học, hội trường, nhà nghỉ, biệt thự,… Việc thiết kế một hệ thống máy lạnh trung tâm hiệu quả đòi hỏi quy trình bài bản, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng và tối ưu chi phí vận hành. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về quy trình thiết kế hệ thống điều hòa trung tâm chuẩn xác nhất.
1. Cơ sở kỹ thuật điều hòa không khí trung tâm
Trước khi bắt đầu thiết kế, các kĩ sư cần phải thu thập đầy đủ thông tin và thông số cần thiết liên quan tới công trình cần lắp đặt điều hòa tổng như: khí hậu, vị trí thiết kế mặt bằng – điện nước – trần đèn của công trình, thông số khí hậu ngoài nhà, thông số điều hòa trong nhà. Các thông số này thường được cung cấp bởi chủ nhà hoặc đơn vị thiết kế công trình, nhà thầu được chủ đầu tư chỉ định.
– Về thông tin công trình ban đầu sẽ bao gồm loại hình công trình, mục đích sử dụng, đặc điểm kiến trúc, công năng của từng phòng, tổng diện tích mặt sàn. Hệ thống điều hòa không khí phải đảm bảo tiện nghi, thoải mãn yêu cầu vi khí hậu nhưng không được làm ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng và trang trí nội thất bên trong tòa nhà cũng như cảnh quan bên ngoài.
– Dựa vào số liệu khí hậu và đặc điểm của công trình, kỹ sư thiết kế sẽ tính toán được công suất điều hòa phù hợp cho dàn nóng và dàn lạnh. Các thông số trên sẽ được tính toán theo công thức kỹ thuật tiêu chuẩn.
– Sau đó, để lựa chọn được một giải pháp điều hòa không khí tốt nhất thì có những tiêu chí lựa chọn sau:
+ Mục đích sử dụng
+ Không gian lắp đặt
+ Không gian sử dụng
+ Chủng loại thiết bị
+ Công suất làm lạnh
+ Vận hành và bảo dưỡng
+ Ngân sách đầu tư của khách hàng
Nhìn chung trong quá trình thiết kế hệ thống điều hòa trung tâm cho một công trình, các kỹ sư sẽ cần tính toán kỹ lưỡng các tiêu chí trên. Phương pháp tính toán công suất hệ thống điều hòa có thể được thực hiện theo phần mềm tải lạnh tiêu chuẩn được cung cấp bởi hãng sản xuất hoặc theo phương pháp Carrie.
2. Lựa chọn thông số kỹ thuật cho hệ thống máy lạnh trung tâm
2.1. Lựa chọn công suất dàn nóng và dàn lạnh của hệ thống điều hòa
Lựa chọn công suất lạnh phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hiệu quả làm mát tối ưu và tiết kiệm điện năng. Dựa vào mục đích sử dụng, diện tích phòng, tải nhiệt, nhiệt thừa, kỹ sư có thể xác định công suất lạnh tương đối chính xác theo hệ số kinh nghiệm hoặc tính bằng phần mềm tải lạnh.
Sau khi đã tìm được công suất lạnh phù hợp, sử dụng catalogue cung cấp bởi hãng sản xuất ta tiến hành lựa chọn sơ bộ các dàn lạnh tương ứng với từng không gian điều hòa của hệ thống. Tiếp đó, khi đã có tổng công suất của dàn lạnh, kỹ sư sẽ chọn ra được công suất dàn nóng tương ứng sao cho tỷ lệ kết nối tối đa 130%. Nghĩa là, tổng công suất dàn lạnh không nên vượt quá 30% so với tổng công suất dàn nóng.
2.2. Chọn kiểu dàn lạnh và dàn nóng phù hợp với mặt bằng
Lựa chọn kiểu dàn nóng và dàn lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố có thể kể đến như loại hình công trình, mục đích sử dụng, yêu cầu của khách hàng,…các kỹ sư thiết kế sẽ đưa ra phương án loại dàn lạnh phù hợp nhất. Ví dụ như:
+ Biệt thự, trung tâm thương mại cao cấp: Nên chọn dàn lạnh âm trần nối ống gió để đảm bảo tính thẩm mỹ.
+ Văn phòng hạng A, B, C: Có thể chọn dàn lạnh giấu trần nối ống gió đơn giản, âm trần Cassette hoặc treo tường.
+ Công trình công cộng: Nên chọn dàn lạnh áp trần hoặc âm trần tùy theo bố trí không gian.
Ngoài ra, giá thành cũng là tiêu chí quan trọng cần xem xét vì mỗi kiểu dàn lạnh sẽ có mức giá khác nhau, cũng như có sự chênh lệch đáng kể về dàn lạnh và dàn nóng theo từng thương hiệu khác nhau. Hiện nay, hai hãng điều hòa Daikin và Panasonic đang có phân khúc giá cao nhất trên thị trường tuy nhiên sẽ đi đôi với chất lượng tốt nhất.
2.3. Lựa chọn phụ kiện khác
Các thành phần khác có vai trò quan trọng trong một hệ thống điều hòa như đường ống dẫn gas, dây điện nguồn, dây điện điều khiển, bọc cách nhiệt, ống thoát nước,… Việc lựa chọn đúng chiều dài và kích thước ống dẫn gas có thể ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động và độ bền của hệ thống điều hòa trong quá trình sử dụng.
3. Quy trình thiết kế và lắp đặt hệ thống điều hòa trung tâm
3.1. Quy trình thiết kế hệ thống điều hòa trung tâm
Từ những thông số và lựa chọn ở bên trên, kỹ sư thiết kế sẽ hoàn thiện bản vẽ chi tiết về công suất dàn nóng, số lượng và kiểu dàn lạnh, đi đường ống, hệ thống điện và một số phụ kiện cần thiết khác. Cụ thể:
– Khảo sát thực tế công trình phục vụ công tác triển khai bản vẽ thi công và công tác triển khai thi công lắp đặt.
– Xác định vị trí máy, thao tác phần thô như thi công đường ống đồng, ống nước, dây điện tín hiệu, dây điện nguồn, ống gió lạnh.
– Lập sơ đồ điều hòa và mạch cấp điện cho điều hòa và tủ cấp điện cho điều hòa. Trong đó bao gồm:
- Sơ đồ mạch điện tổng thể: Thể hiện vị trí lắp đặt của tất cả các thiết bị trong hệ thống, bao gồm các đường dây điện, cáp điều khiển,…
- Sơ đồ mạch điện chi tiết bao gồm sơ đồ cấp điện dàn lạnh, sơ đồ cấp điện dàn nóng. Ngoài ra còn phải thể hiện được chi tiết kết nối điện cho từng thiết bị phụ như các cọc đấu nối, cầu chì, rơ le,…
Quy trình lập sơ đồ mạch cấp điện và tủ cấp điện cho điều hòa trung tâm có thể thay đổi tùy theo loại hệ thống, công suất và yêu cầu kỹ thuật cụ thể.
– Thiết kế hệ thống điều khiển:
- Phương pháp nối dây điều khiển
- Mô tả các thiết bị
– Hoàn thiện bản vẽ thiết kế hệ thống điều hòa trung tâm.
3.2. Thẩm định và phê duyệt thiết kế
Bản vẽ thiết kế sau khi hoàn thành cần được thẩm định và phê duyệt bởi các chuyên gia kỹ thuật có chuyên môn. Sau đó sẽ được gửi tới khách hàng, nếu có yêu cầu cần chỉnh sửa thì các kỹ sư sẽ tiếp tục hỗ trợ khách hàng đến khi có kết quả thống nhất cuối cùng.
3.3. Quy trình thi công lắp đặt máy lạnh trung tâm
Sau khi đã thống nhất về giải pháp điều hòa cũng như bản vẽ được thông qua giữa đơn vị thiết kế – thi công và phía chủ đầu tư, quy trình thi công lắp đặt sẽ được thực hiện. Để lắp đặt được hệ thống điều hòa không khí này, ta có các bước như sau:
– Đầu tiên là thi công xong phần ống đồng, ống nước, dây điện. Sau đó, tiến hành thử kín đường ống đồng, đường ống nước ngưng, đo thông mạch dây điện tín hiệu.
– Sau khi kết nối toàn bộ hệ thống ta tiếp tục nén nitor toàn bộ hệ thống với áp suất cao để thử kín lần cuối, tránh sự cố rò rỉ môi chất.
– Lưu ý khi hàn ống chúng ta bắt buộc phải thổi nitor đảm bảo yêu cầu kỹ thuật làm sạch đường ống.
– Thử kín thành công ta cấp điện cho dàn nóng để dàn nóng sấy dầu 8 tiếng trước khi chạy máy.
– Nạp gas bổ sung cho đường ống
– Tiến hành vận hành chạy máy và kiểm tra nhiệt độ các phòng.
Tóm lại, quy trình thiết kế hệ thống điều hòa trung tâm cần được thực hiện bài bản, đúng kỹ thuật do các kỹ sư có chuyên môn cao thực hiện. Điều này nhằm đảm bảo chỉn chu từ bước thiết kế cho tới hoàn thiện và vận hành hệ thống sao cho hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí và an toàn nhất.
Bài viết trên đây đã trình bày chi tiết về các bước trong quy trình thiết kế hệ thống điều hòa trung tâm, hy vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn thiết kế, lắp đặt điều hòa, hãy liên hệ ngay với Sen Việt theo số hotline 0941.401.118 để được hỗ trợ. Sen Việt hiện đang là đại lý phân phối cấp 1 của các hãng điều hòa lớn như Daikin, Panasonic, Midea, Mitsubishi…sẵn sàng tư vấn, thiết kế giải pháp điều hòa phù hợp nhất cho tất cả khách hàng hoàn toàn MIỄN PHÍ.